Khoa Ung Bướu

















.jpg&w=95&h=80)






Liên kết website
Số lượt truy cập

Hôm nay
3

Trong tuần
1227

Trong tháng 9973

Tất cả
175798

Vệ sinh tay cho trẻ: Hành động nhỏ - hiệu quả lớn
Những thời điểm quan trọng cần rửa tay
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã thực hiện hai cuộc khảo sát kiến thức về rửa tay trên đối tượng người dân tại 02 phường, xã (năm 2023) và học sinh từ Tiểu học đến Trung học phổ thông tại 18 cơ sở giáo dục (năm 2024), ghi nhận có đến 81,1% người dân ý thức được tầm quan trọng của việc rửa tay trước khi ăn, và con số này tăng lên đáng kể là 95,2% đối với học sinh. Tuy nhiên, chỉ có 21,8% người dân và 63,3% học sinh nhận thức được việc rửa tay sau khi chạm vào tay nắm cửa hay thang máy - những bề mặt tiếp xúc thường xuyên với nhiều người.
Các thời điểm cần rửa tay | Tỷ lệ đồng ý (%) | |
Người dân | Học sinh | |
Trước khi ăn | 81,1% | 95,2% |
Sau khi đi vệ sinh, sử dụng nhà tiêu | 86,5% | 97,4% |
Sau khi trở về từ nơi công cộng (chợ, siêu thị, công viên,…) | 61,8% | 79,6% |
Sau khi chạm vào rác | 49,8% | 95,2% |
Sau chạm vào tay nắm cửa, thang máy | 21,8% | 63,3% |
Sau khi tiếp xúc với vật nuôi | 24,1% | 91,5% |
Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân | 26,1% | 85,6% |
Như vậy, bên cạnh những thời điểm như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi trở về từ nơi công cộng, cả người lớn và trẻ em đều cần tăng cường thói quen rửa tay vào các thời điểm khác như sau khi chạm vào tay nắm cửa, thang máy; Sau khi tiếp xúc với vật nuôi (chạm, cho vật nuôi ăn, dọn dẹp chất thải động vật); Trước và sau khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh có nôn mửa hoặc tiêu chảy tại nhà; Trước và sau khi điều trị vết thương; Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn, Sau khi thay tã hoặc tắm rửa cho trẻ đã đi vệ sinh; Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
Làm thế nào để khuyến khích trẻ rửa tay?
Dạy trẻ rửa tay ngay từ khi còn nhỏ là cách tốt để khuyến khích việc hình thành thói quen lâu dài. Phụ huynh cần khiến cho trẻ cảm thấy thích thú với việc rửa tay bằng cách gắn việc rửa tay vào các hoạt động vui nhộn như giờ ăn nhẹ và dọn dẹp đồ chơi. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tập cho trẻ thói quen đếm hoặc hát một bài hát trong khi rửa tay để đảm bảo trẻ không vội vàng chạy đi. Ngoài ra, thay đổi màu hoặc hương thơm của xà phòng cũng có thể tạo hứng thú cho trẻ.
Nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây lan khi trẻ không rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Rửa tay bằng xà phòng là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, phụ huynh cần rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn tay có nồng độ cồn tối thiểu 60% để rửa tay. Tuy nhiên, dung dịch sát khuẩn có cồn có thể gây ngộ độc nếu uống, nuốt. Vì vậy, cần giám sát việc sử dụng của trẻ cũng như nên để xa tầm tay trẻ nhỏ. Do đó, chỉ dùng nước sát khuẩn tay nhanh trong những trường hợp cần thiết, rửa tay với xà phòng/xà bông và nước sạch đúng cách vẫn là cách tốt nhất. ![]() Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh Số 104-110 đường số 54, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Tổng đài: (028) 5407 3879 Hotline: 0937 545 400 Mail: askUs@benhvienquocanh.com.vn Website: www.benhvienquocanh.com.vn |
Các bài viết khác
Ngày sức khỏe thận thế giới - World Kidney Day (13/03/2025)(16:01:17 20/03/2025)
07 biện pháp phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp(15:24:23 10/03/2025)
9 biện pháp giảm nguy cơ mắc ung thư(10:21:05 07/03/2025)
03 loại ung thư có thể được phát hiện sớm qua sàng lọc(14:32:14 05/03/2025)
Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?(14:55:19 23/10/2024)
Hướng dẫn giám sát cách ly phòng bệnh sởi(08:08:12 22/10/2024)
Bệnh viện quốc ánh